Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Tấm Gương Sáng 12 Tuổi Phải Đi Lượm Ve Chai Nuôi Mẹ Mắc Bệnh

Đám bạn í éo gọi Đỗ Đức Hải, học sinh lớp 6A trường THCS Lê Lợi (xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đi đá bóng. Hải nhìn ra cổng thèm muốn nhưng em không dám đi vì còn phải phân loại nốt đống ve chai đem bán kiếm tiền nuôi mẹ ốm trong bệnh viện.
Mong ước lớn nhất của Hải lúc này là mẹ được khoẻ mạnh. Ảnh: TG

Giọt máu sót lại của một gia đình

Từ ngày bố mất, mẹ ốm, Hải trở thành trụ cột chính trong nhà khi mới 12 tuổi. Mẹ suy sụp cũng làm cho Hải phần nào suy sụp theo, học hành cũng kém đi. Ai hỏi đến là Hải khóc nấc lên vì sợ đối mặt trước ngưỡng cửa mồ côi. Nhà Hải tan hoang như ổ chuột sau cơn mưa vì mẹ lại vừa nhập viện để bác sĩ theo dõi, chữa trị nhằm kéo dài hơn những ước mơ bé nhỏ của Hải. Đỗ Đức Hải sinh năm 2000, được 3 tuổi thì bố mất vì bị tràn dịch phổi. Từ đó, bên nội nhà Hải cứ dần mất đi, sau bố là ông, rồi bác, rồi chú… Tới giờ chỉ còn bà nội đã 87 tuổi đang nằm liệt giường. Hải là giọt máu duy nhất còn sót lại của gia đình này. Và nay, mẹ Hải cũng lắt lay với bệnh suy thận, có thể một ngày không xa nữa Hải sẽ mất nốt.

Trước cảnh bên nội đang tiêu tàn, 10 năm trước chị Duyên - mẹ Hải xin phép bà nội đưa Hải về ở với ông bà ngoại ở làng Trung Kinh với bao dị nghị. Chị Duyên là con gái cả của một gia đình nghèo thuần nông ở quê lúa Thái Bình nên sớm phải nghỉ học đi làm công nhân than ở Cửa Ông (Quảng Ninh). Ở đây chị gặp anh Kiên (là bố của cháu Hải) khi ấy là thợ gò hàn thuê. Rồi họ dẫn nhau về quê tổ chức đám cưới. Khi ấy chị đâu biết chú rể đã nghiện ma tuý. Khi biết mình dính HIV cũng là lúc anh Kiên đau đớn biết chị Duyên đã có thai. Các bác sĩ đã chọn phương án sinh mổ để cứu một sinh linh và cũng rất may mắn là qua nhiều lần thử máu Hải đã không nhiễm HIV.

Về ở làng đã gần chục năm mà mẹ con Hải chẳng dám đi đâu. Nhà nào có đám tang thì chị Duyên qua giúp nấu nồi nước chè, quét dọn xong là về. Nhà nào có đám cưới thì chị Duyên không dám đi vì không có tiền mừng, mà cũng chẳng ai mời vì họ biết mẹ con chị quá khó khăn. Tiếp xúc với ai chị Duyên cũng rụt rè vì mặc cảm với số phận.

Làng Trung Kinh quê chị gần chục năm nay đã giàu lắm, nhiều ngôi nhà mới khang trang mọc lên, xe cộ chạy ầm ầm suốt ngày. Riêng nhà của hai mẹ con tội nghiệp vẫn tuềnh toàng như 10 năm trước. Hiện mẹ con chị Duyên sống nhờ bằng việc quay tơ kéo sợi thuê, đan lát hàng mây tre… mỗi ngày được 20.000 đồng, cộng với tiền Hải đi thu lượm ve chai. “Hôm mùng 8/3, ai cũng ngỡ ngàng khi Hải mua tặng mẹ một bông hồng đỏ thắm bằng tiền bán ve chai”- chị Duyên kể bùi ngùi.

Nhiều năm là học sinh giỏi

Khi Hải vào học lớp 1, nhiều phụ huynh phản đối không cho Hải được học cùng với con cái của họ. Lúc ấy, mẹ Hải chỉ biết khóc vì sợ con thất học. Tới khi chính quyền xã can thiệp và có giấy xét nghiệm của Sở Y tế Thái Bình về việc Hải không bị nhiễm HIV thì Hải mới được đến trường.

Theo các thầy cô giáo ở Trường THCS Lê Lợi, Hải là một học sinh ngoan, nhiều năm liền luôn là học sinh giỏi dù nhà thuộc diện hộ nghèo. Hải được miễn học phí, thỉnh thoảng Hội Bảo trợ trẻ em tỉnh phát quà. 3 tháng mộLiên kếtt lần hai mẹ con nhận được 10kg gạo, một chai dầu ăn và một gói mì chính. Mỗi lần đạp xe đi nhận quà về mẹ Hải lại khóc vì được hưởng ưu đãi và cũng vì thương thân phận hai mẹ con côi cút.

Sức khỏe chị Duyên đang suy kiệt dần, chị thường xuyên nằm viện do biến chứng suy thận độ 2 và viêm phổi. Ông bà ngoại của Hải đã ngoài 60 tuổi vẫn phải đi làm phụ hồ để lấy tiền phụ giúp thuốc thang cho con gái. Bà ngoại Hải thì gần 10 năm nay ăn chay niệm Phật (theo bà là để “trả nợ kiếp trước”). Hải cũng được bà gửi vào chùa cùng các phật tử tụng kinh niệm phật, thành khẩn xin Phật cứu nhân độ thế.

Hỏi Hải ước muốn điều gì nhất? Mắt Hải trĩu buồn, rồi bảo mong ước lớn nhất là mẹ được khoẻ mạnh. Tuy nhiên, căn bệnh suy thận và viêm phổi đang gặm nhấm chút sinh lực ít ỏi của chị Duyên. Hiện chị Duyên như ngọn đèn trước bão khi mới tròn bốn mươi tuổi. Còn Hải đang đứng trước cảnh mồ côi không nơi nương tựa. Một học trò ngoan, học giỏi như Hải liệu có đủ nghị lực mà vượt qua những đớn đau để tiếp tục đi học?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

truyen nguoi lon